Ở các bài viết trước mọi người đã biết Kháng sinh là gì và tác dụng của nó. Bài hôm nay chúng ta sẽ không nói về tác dụng ngay mà sẽ nói về tác hại trước.”Cũng như cầm con dao phải biết đâu là lưỡi dao đâu là sống dao đã, không có thì chưa gì đã tự chém vào tay mình rồi”
Tham khảo [ Một số điều bạn cần biết về thuốc thú y Gentamycin ] [ Streptomycin- Kháng sinh không thể thiếu trong chăn nuôi ]
Nội dung chính
Những tác hai có thể của kháng sinh là gì ???
Kháng sinh ít nhiều có độc tính đối với cả người và vật nuôi, do đó nếu dùng kháng sinh không đúng chỉ dẫn hoặc không hiểu biết thì dễ gây choáng phản vệ do kháng sinh
Sau khi tiêm kháng sinh ít phút con vật choáng váng, loạng choạng, khó thở, mạch nhanh không đều, huyết áp tụt thấp,có con co giật, nổi ban khắp cơ thể ỉa đái dầm dề, hôm mê và chết.
Nhẹ hơn thì xuất hiện những phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ở khắp các cơ quan như trên da, hô hấp,tim mạch, gan, thận, thần kinh với mức độ khác nhau có khi dẫn tới chết.

1. Cụ thể chia ra 4 loại sau
a. Dị ứng huyết thanh:
- Đây là dị ứng kháng sinh thường gặp và có thể giải thích một phần cho câu nói quen thuộc là ” Sử dụng nhiều kháng sinh con vật sẽ chậm lớn”.
- Là do sau khi dùng kháng dài ngày mà sai bệnh, hoặc một số kháng sinh độc tính cao hoặc sự kết hợp mang nhiều độc tính ví dụ Streptomycin và sunfamid.
- Triệu chứng chung là con vật bỏ ăn, ủ rũ, buồn nôn, chân đi loạng choạng do đau khớp, sưng nhiều hạch, sốt cao, mẩn đỏ toàn thân.
- Nếu chẩn đoán đươc là con vật đã bị dị ứng chứ không phải do bệnh thì dừng kháng sinh, tiêm trợ sức adrenalin hoặc vinathazin, bồi bổ cơ thể, con vật sẽ dần trở lại, nếu tiếp tục tiêm làm bệnh nặng con vật rối loạn và chết.
b. Biểu hiện ở da:
- Xuất huyết ngoài da, phù mặt, phù mí mắt, xuất huyết thanh quản, viêm da
c. Khi dùng kháng sinh liều quá cao:
- Sốt cao, run rẩy do rét, kêu rên do đau đầu, vỡ mạch máu, chảy máu mũi, vàng da đau nội tạng và nếu xét nghiệm máu sẽ thấy bạch cầu tăng cao, hồng cầu giảm
d. Biểu hiện nhẹ nhất: khò khè, mệt mỏi, thở rít..
- Đặc biệt: Kháng sinh có ít nhiều tác dụng tăng trọng nên người ta truyền tai nhau mẹo này nhưng mà các chuyên gia của Anicare xin khẳng định mọi người không dùng cách này nhé, rất nguy hiểm.
- Dùng cách tăng trọng này thì lợi bất cập hại. Tuyệt đối chỉ dùng kháng sinh trộn cho ăn trong khoảng 1 tuần để phòng bệnh, rồi nghỉ tháng cách chừng 1 tháng sau lại trộn tiếp và là loại khác nhé.
- Chú ý kháng sinh không dùng cho heo sơ sinh: Gentamycin, Streptomycon, Kanamycin, Tetracilin, chloramphenicol, Penicilin chậm.
- Không dùng kháng sinh sau cho heo đang mang thai: Gentamycin, streptomycin, kanamicin, Spectinomycin, Abramicin, Tobramycin, Neomycin, Tetracylin, enrofoxaxin, Flumequin, Oxitetracilin, Doxycilin, Norflorxaxin, chlortetracilin (citifac của CP); Colistin. Đặc biệt là Dexamethason (cấm dùng)
2. Một số vấn đề thường gặp khi sử dụng kháng sinh
a. Một vấn đề nữa là phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, Vì có thể con vật không bị dị ứng vì Kháng sinh mà dị ứng với dung môi (thuốc dẫn) pha cùng kháng sinh.
- Ví dụ một số dung môi như rượu benzel, Propylen glycon … rất dễ gây ngộ độc, sốc chết cho thú non.
b. Trường hợp khi con vật bị sốc phản vệ do tiêm Kháng sinh thì làm thế nào ( Cách này dùng cả cho con vật bị sốc do vắc xin nhé)
+ Để con vật ở nơi thoáng mát nhưng phải kín gió, tránh làm con vật hoảng sợ, vã khăn lạnh hoặc khăn mát vào mặt heo
+ Khẩn trương tiêm các loại thuốc chống sốc, trợ tim, trợ lực…
- Phổ biến nhất hiện nay thường dùng 2 loại thuốc chống sốc gồm:Vinathazin hoặc Dimedrol
- Ngoài ra còn tiêm thêm Cafein, VitaminB1, Calci-Mg-B6, tiêm chuyền đường Glucoze 5%-30%. được nữa thì tốt.
3. Các nguyên tắc chung khi sử dụng kháng sinh
a. Phát hiện nhanh, điều trị sớm.
- Qua sát kĩ các biểu hiện khác, lạ của con vật để kịp thời có phương án điều trị bệnh
b. Tiêm kháng sinh càng nhanh càng tốt
- Bắt đầu bằng liều cao trong 2 ngày đầu giảm xuống bình thường vào 2 ngày giữa và kết thúc bằng liều cao như ngày đầu ( liều cao thường gấp 1,5 lần liều bình thường là đủ cao và dưới ngưỡng gây độc)
c. Phải hiểu về tính chất và thời gian đào thải của thuốc khỏi cơ thể con vật để quyết định nhịp đưa thuốc và liệu trình hiệu quả nhất.
- Nhịp phổ biến từ 6-12h và liệu trình 3-5 ngày. Sau tối đa 3 ngày mà bệnh không chuyển phải thay phác đồ và kháng sinh nhóm khác, hoặc sự phối hợp kháng sinh khác
d. Đưa thuốc vào nhanh và kết thúc đột ngột
- Nghĩa là không giảm từ từ, bắt đầu bằng liều cao, hạ xuống liều bình thường và kết thúc đột ngột bằng liều cao
e. Đường đưa thuốc kháng sinh vào cơ thể con vật
- Việc đưa qua đường nào lại phụ thuộc vào loại bệnh, loại kháng sinh và thể trạng con vật
- Đường tiêm (tiêm dưới da, tiêm sâu bắp thịt, tĩnh mạch, phúc mạc) nhanh, chắc chắn, chuyên để trị bệnh
- Đường tiêu hóa (trộn thức ăn, uống): chậm, hao hụt, chuyên để phòng bệnh
- Tuy nhiên một số bệnh tiêu hóa ở con vật thì cho ăn thuốc lại hay hơn vì nồng độ thuốc nhanh chóng đạt cao trong đường tiêu hóa hơn là tiêm.
f. Phối hợp thuốc kháng sinh
Phải phối hợp kháng sinh vì sao ?
- Thông thường con vật bị bệnh thường là bệnh ghép và ở tình trạng bội nhiễm, kế phát. Vì thế khi bệnh thường có sự tồn tại hai loại mầm bệnh là (vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm) do đó phải phối hợp để:
+ Tăng phổ tác động của Kháng sinh trong trường hợp ghép nhiều bệnh hoặc chưa biết đó là bệnh gì
+ Tăng hiệu quả, diệt đông thời nhiều mầm bệnh, vi khuẩn của nhiều bệnh ghép
+ Tránh được sự nhờn thuốc nếu sử dụng đơn kháng sinh
+ Để phối hợp cần hiểu tính chất, đặc điểm của từng loại kháng sinh và nguyên lý chung của kháng sinh.

Ví dụ điển hình:
- Penicilline + Streptomycine:Thông dụng nhưng rất hiệu quả, liều lượng tùy loại bệnh
- Trị đóng dấu lợn; Tụ huyết trùng; Bện ngoài da, khớp …
- Ví dụ: Peni + Colistin: trị tiêu chảy ở gia cầm hiệu quả cao, phòng tiêu chảy ở lợn con tốt
- Ampi + Kanamicin: Thương hàn, phó thương hàn, bệnh do tụ cầu khuẩn hoặc ecoli rất nhạy.