Thuốc kháng sinh hoạt phổ rộng Enrofloxacin trong thú y

Việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một đề tài gây chú ý trong một vài năm gần đây. Làm sao để  sử dụng kháng sinh nhằm mục đích kích thích tăng trọng, phòng và chữa bệnh trên cơ thể động vật mà còn hạn chế tồn dư kháng sinh. Một trong những loại kháng sinh phổ biến nhất chính là Thuốc thú y Enrofloxacin hay còn gọi là ENRO. Hãy cùng Anicare tìm hiểu về kháng sinh này nhé.

Anicare- Thuốc tốt của nhà nông

Nội dung chính

1. Thuốc thú y Enrofloxacin là gì?

  • Enrofloxacin là sản phẩm thuộc thế hệ 3 của Fluoroquinolon nghĩa là thế hệ sau theo thứ tự đầu tiên là Flumequin đến Norflorxacin đến Enro; Marboxacin; Danoflorxacin; Diflorxacin. ( 4 thuốc này cùng thế hệ nhưng có sự chênh lệch về sức mạnh).
  • Là một loại thuốc kháng sinh diệt khuẩn, có hoạt phổ kháng khuẩn rộng với vi khuẩn gram âm và dương.
  • Enroflorxacin có trong sản phẩm thương mại nổi tiếng nhất là Baytril của Công ty Bayer Đức với nồng độ từ 0,5 tới 10 %.

Xem thêm: Cách sử dụng vaccine trong thú y

2. Tính chất của Enrofloxacin

  • Enrofloxacin là chất dạng bột, màu trắng hoặc hơi vàng, mịn, tơi, dễ hút ẩm khi ra ngoài không khí
  • Tan chậm trong nước, cồn. Tan nhanh trong dấm ăn
  • Thuốc bị phân hủy bởi nhiệt độ cao và ánh sáng mặt trời
  • Enro hấp thụ nhanh qua đường tiêm và đường uống, nếu uống thì cũng hấp thu hoàn toàn ở ruột.
  • Cả tiêm hay uống thì cũng đều nhanh chóng đạt nồng độ tối đa trong máu sau từ 1 tới 2h.
  • Nồng độ thuốc trong các tổ chức của cơ thể heo còn cao hơn cả ở trong máu.
  • Thuốc thâm nhập tốt vào Phổi, dịch não tủy, tế bào da, tuyến tiền liệt.
  • Tồn tại có hiệu lực rất lâu trong cơ thể thường là từ 24h trở lên tùy từng chế phẩm có thể tồn tại lâu hơn ( Kéo dài thời gian giữa các lần tiêm kí hiệu LA)
  • Thuốc phân hủy ở gan, sau phân hủy vẫn còn hoạt tính kháng khuẩn. Thải trừ qua nước tiểu do đó diệt khuẩn tốt ở đường tiết niệu
Enrofloxacin là chất dạng bột, màu trắng hoặc hơi vàng

3. Phổ tác động của Enrofloxacin

  • ENRO mạnh hơn Flumequin tới ba chục lần và mạnh hơn cả Norflorxacin tới chục lần trong việc trị Khuẩn Ecoli.
  • Đối với các khuẩn Gram âm khác thì trung bình cũng mạnh hơn tới hàng chục lần.
  • Phổ tác dụng lan rộng sang cả phía Gram dương: Do đó nhiều nhà sản xuất chỉ định rằng Enro có thể trị được viêm khớp do Liên cầu khuẩn ( Streptococcus), Viêm da do Tụ cầu khuẩn ( Staphylococus).
  • Tuy nhiên kinh nghiệm của các chuyên gia Anicare thì ENRO mới chỉ có tác dụng tốt với Tụ cầu khuẩn Staphylococus kể cả loài Tụ cầu khuẩn đã kháng nhóm Betalactam (Kháng amox, ampi, penicilin).
  • Thực tế thì ENRO không hề có tác dụng với Liên cầu khuẩn. (Streptoccocus) Liên cầu khuẩn là một Khuẩn rất nguy hiểm mà mọi người thường xuyên nhầm với Tụ huyết trùng
  • Vi khuẩn nào đã kháng Flumequin, Norflorxacin thì có thể bị diệt bởi Enro, nhưng nếu khuẩn nào mà Enro không trị được thì Flumequin và Norflor là vô dụng
  • Sự kháng thuốc đối với ENRO thì chậm hơn nhóm Betalactam nghĩa là không nhiều vi khuẩn kháng được Enro nhưng nếu cứ dùng ENRO Thường xuyên với liều thấp thì nó sẽ phát sinh cơ thế kháng Enro.

4. Cách sử dụng thuốc thú y Enrofloxacin

Tiêm bắp thịt:

  • Trâu, bò,ngựa tiêm bắp thịt cổ, mông
  • Lợn tiêm bắp thịt cổ, mông, đùi
  • Gia cầm tiêm bắp lườn, gốc cánh
  • Liều lượng theo sự chỉ dẫn của cơ sở sản xuất được ghi trên bao bì sản phẩm
Tiêm bắp lườn, gốc cánh ở gia cầm

Tiêm tĩnh mạch:

  • Trâu, bò, ngựa, dê, cừu tiêm tĩnh mạch liều lượng theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất. Nên pha thuốc trong dung dịch đường Glucoza 20% hoặc dung dịch mặn ngọt 10% có bổ sung cafein để tiêm tĩnh mạch cho con vật nhằm mục đích tránh ngừng tim đột ngột
  • Lợn tiêm tĩnh mạch rìa tai, chó tiêm tĩnh mạch đùi

Cho ăn, uống:

  • Gia cầm nên trộn thuốc vào thức ăn, nước cho vật nuôi ăn,uống tự do để phòng bệnh CRD. Liều lượng theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất

5. Cách bảo quản thuốc thú y Enrofloxacin

Xác định điều kiện bảo quản thuốc thú y Enrofloxacin:

  •   Nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ướt và hóa chất độc hại

Thực hiện việc bảo quản thuốc:

  • Kiểm tra lọ đựng thuốc, vỉ viên nén để phát hiện dập, vỡ ảnh hưởng đến thuốc
  • Kiểm tra nhãn mác, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kĩ thuật

Blog thuốc thú y

Xem thêm: Cách sử dụng thuốc Tolysin trong thú y

Xem thêm: Tác hại của sử dụng kháng sinh không đúng cách

 

Có thể bạn quan tâm