Bệnh ký sinh trùng đường ruột là một yếu tố căng thẳng chính dẫn đến suy dinh dưỡng, làm giảm năng suất và hiệu quả sản xuất của gia súc, gia cầm. Việc nhiễm ký sinh trùng coccidia làm suy yếu nghiêm trọng sự tăng trưởng và sử dụng thức ăn của gà và khiến ngành chăn nuôi gia cầm Mỹ thiệt hại hàng năm hơn 1,5 tỷ USD. Sau đây, xin kính mời Quý bà con chăn nuôi cùng Công ty dược thú y Anicare tìm hiểu về bệnh Cầu trùng trên gà
Nội dung chính
1. Mầm bệnh Cầu trùng trên gà:
- Bệnh cầu trùng được công nhận là bệnh ký sinh trùng chủ yếu ở gia cầm và do đơn bào Apicomplexan Eimeria gây ra. Bệnh cầu trùng làm suy giảm nghiêm trọng sự tăng trưởng và sử dụng thức ăn của động vật bị nhiễm bệnh, dẫn đến mất năng suất.
- Cầu trùng có thể gây bệnh ở gà mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở gà 10 – 30 ngày tuổi.
- Bệnh có tỷ lệ chết không cao như các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác nhưng lạ gây thiệt hại kinh tế rất trầm trọng.
2. Khả năng gây bệnh cầu trùng ở gà:
- Khả năng gây bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố; chẳng hạn như loài ký sinh trùng, khả năng tồn tại, khả năng lây nhiễm, độc lực, tính dinh dưỡng, tuổi ký chủ, tình trạng dinh dưỡng, năng lực miễn dịch học, cũng như các điều kiện môi trường hiện hành (nhiệt độ, độ ẩm)
- Động vật non dễ mắc bệnh lâm sàng nhất, mặc dù những con sống sót phát triển khả năng miễn dịch bảo vệ đặc hiệu mạnh mẽ chống lại nhiễm trùng và bệnh tật sau đó.
3. Phương thức truyền lây bệnh cầu trùng:
- Noãn bào được bài tiết theo phân của vật chủ làm ô nhiễm môi trường bên ngoài, nhưng chúng phải trải qua quá trình hình thành thể bào tử trước khi bị nhiễm bệnh.
- Vật chủ mới bị nhiễm bệnh khi chúng ăn phải các noãn bào tử làm ô nhiễm nguồn cung cấp thực phẩm hoặc nước (lây truyền qua đường phân-miệng).
- Sau khi ăn vào, các tế bào trứng và bào tử ngoại bào trong ruột giải phóng các bào tử trùng có trong chúng xâm nhập vào các tế bào vật chủ để
- Các kích thích tăng sinh bao gồm các điều kiện hóa lý sau dạ dày thích hợp, chẳng hạn như nồng độ oxy, pH, muối mật, men tụy,…
4. Triệu chứng bệnh cầu trùng ở gà:
Bệnh có 2 thể: cầu trùng manh tràng( Do Eimeria tenella gây ra ) và cầu trùng ruột non tùy thuộc vào loài gây bệnh
a. Cầu trùng manh tràng
- Xảy ra chủ yếu ở gà con giai đoạn từ 2-8 tuần tuổi.
- Gà ủ rũ, mệt mỏi, lờ đờ, chậm chạp thường đứng tụm lại với nhau, kêu nhiều, kém ăn, uống nhiều nước.
- Mào tích tím tái do thiếu máu
- Eimeria tenella tấn công vào niêm mạc manh tràng gây vỡ các mạch máu gây ra tiêu chảy phân loãng nhớt sau phân loãng lẫn máu tươi
b. Cầu trùng ruột non
- Bệnh thường mắc ở giai đoạn gà từ 2-5 tuần tuổi nhưng nhiều nhất ở giai đoạn gà giò, gà lớn.
- Gà mắc bệnh có các biểu hiện xù lông, kém ăn, chậm lớn, tiêu chảy, phân sáp, có khi phân có các vết máu, gà mái mắc bệnh thường giảm đẻ,…


5. Bệnh tích bệnh cầu trùng ở gà:
a. Cầu trùng manh tràng:
- Hai manh tràng sưng rất to, bên ngoài có màu nâu đen hoặc đen, trong lòng manh tràng chứa đầy máu tươi lẫn trong chất chứa màu đen, máu có thể đông thành những cục lổn nhổn.
- Hậu môn ướt, lông bết, xung quanh cơ vòng hậu môn có những điểm xuất huyết.


b. Cầu trùng ruột non
- Ruột non sưng to quá mức, mất khả năng nhu động.
- Điển hình của bệnh là: xuất huyết và hoại tử niêm mạc ruột (thành ruột có nhiều tụ điểm xuất huyết).
- Ở thể kết hợp thì cả tá tràng và manh tràng đều sưng to và có màu nâu sậm.
- Ngoài ra trong đường tiêu hóa còn có dịch nhầy với máu, niên mạc ruột có nhiều vết loét, mức độ nặng nhẹ của bệnh tùy thuộc vào lượng Eimeria ký sinh ở ruột và vi khuẩn bội nhiễm.


6. Phòng và điều trị bệnh cầu trùng trên gà:
Chăm sóc nuôi dưỡng:
- Giữ gìn chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát nhằm ngăn chặn sự phát triển của an noãn.
- Sau mỗi lần điều trị bệnh cầu dọn vệ sinh, thay chấu độn chuồng chống tái nhiễm.
- Dùng vaccine lúc 3 – 7 ngày tuổi
Sử dụng một số loại kháng sinh sau để phòng bệnh:
Diclacox có tác dụng cắt đứt vòng đời của cầu trùng ở tất cả các giai đoạn sinh trường và phát triển.
Diclacox đặc biệt hiệu quả trong phòng ngừa và điều trị bệnh cầu trùng do cầu trùng ruột non, ruột già,…trên gia súc, gia cầm với các loại cầu trùng: E.tenella, E.acevulina, E.necatrix, E.brunetti, E.maxima, E.mitis…
Thuốc có hiệu lực kéo dài hơn 24 giờ, phân bố tới cơ quan đích cho tác dụng điều trị cao trên đàn gà

Sử dụng một số loại thuốc bổ để nâng cao sức đề kháng:
- Thuốc trợ sức, trợ lực, vitamin tổng hợp tăng sức đề kháng dùng: BCOMPLEX One, AMINOVITAMIN SUPER, ANIVITAMINO
- Thuốc bổ sung các loại men sống lợi khuẩn, kích thích tiêu hóa: BIOLACTOMIN
ANICARE – Thuốc tốt của nhà nông


