
Nội dung chính
1. Kháng sinh trong chăn nuôi:
- Liều thấp thì kích thích tăng trọng
- Liều trung bình thì phòng bệnh trên đàn vật nuôi
- Liều cao để điều trị bệnh
2. Những con số biết nói:
- 78% Người nông dân mua thuốc kháng sinh từ các Đại lý thuốc thú y mà không có đơn của bác sĩ thú y. Và 67% trong số đó hỏi bác sỹ hoặc dược sỹ về cách sử dụng trước khi mua. Nhưng có đến 11% bà con nông dân còn lại tự ý sử dụng
- 18% loại vi khuẩn đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng kháng kháng sinh. Điều này có mối nguy hại rất lớn, đặc biệt với con người. Và trong đó các nhà khoa học đã phát hiện có 2 loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột là: Salmonella, Capylobacter có thể truyền nhiễm từ vật nuôi sang người. Bằng các hình thức khác nhau thông qua, đặc biệt các thực phẩm có nguồn gốc động vật
- 80% thuốc kháng sinh đã được sử dụng trong các trang trại chăn nuôi ( năm 2017)
- 40% thịt lợn bán ra thị trường có chứa Staphylococcus aureus kháng methicillin ( MRSA )
- Trong năm 2015, theo cục xuất nhập cảnh Việt Nam thống kê. Đã có 16 doanh nghiệp đã nhập khẩu nguyên liệu hơn 109,4 tấn Enrofloxacin. Và có khoảng 15 công ty nhập khẩu 284,9 tấn nguyên liệu Oxytetracyclin. Tổng hợp có 5 công ty nhập khẩu hơn 6,8 tấn nguyên liệu kháng sinh Tetracycline. Tất cả đều được đăng ký nhập nguyên vật liệu để sản xuất thuốc thú y. Đây chính là 03 nhóm nguyên liệu kháng sinh đã bị cấm và hạn chế dùng trong nuôi trồng thủy sản.
3. Lạm dụng thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
Từ năm 2000 đến 2018, thống kê của cục thú y, tỷ lệ thuốc kháng sinh bị vi khuẩn kháng lại đã tăng gần gấp 03 lần trên gà. Con số đó tăng gấp 02 lần ở Lợn và ở các loại gia súc khác.
- Sử dụng thuốc kháng sinh ở động vật không rõ mục đích, nguồn gốc có thể làm tăng nguy cơ lây truyền vi khuẩn kháng thuốc sang con người, lâu dần cơ thể sẽ bị kháng thuốc
- Sử dụng nhiều loại kháng sinh trong thời gian dài làm tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi, gây khó khăn trong công tác điều trị nhiễm khuẩn, làm giảm sự đáp ứng miễn dịch.
- Gây ra các hiện tượng dị ứng, gây ra các tác dụng phụ với da, gan, thận…

4. Ngăn chặn khủng hoảng kháng sinh:
- Chúng ta phải tích cực tuyên truyền cho người nông dân biết, hiểu về những tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi
- Bắt buộc phải làm kháng sinh đồ. Được sự đồng ý của bác sỹ thú y trước khi sử dụng kháng sinh. Điều này giúp hạn chế hiện tượng tồn dư kháng sinh trong vật nuôi.
- Không sử dụng kháng sinh bừa bãi, sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, thời gian ngưng sử dụng thuốc
- Lựa chọn kháng sinh rõ nguồn gốc chất lượng

Xem thêm: Phương pháp vàng tăng cường chức năng gan thận ở gà
5. Giải pháp của Anicare – sử dụng thuốc có thành phần thảo dược:
Thấu hiểu được mong muốn của người chăn nuôi, cũng như vấn đề kháng kháng sinh đang xảy ra rất là nghiêm trọng. Công ty Anicare đưa ra 3 dòng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên an toàn trong chăn nuôi:
– Aeroforte tinh dầu bạc hà hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp, được nhập khẩu ở Hà Lan
– Brom Methol tinh dầu cỏ xạ hương hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp
– Gluco K+ C Điện giải thảo dược – Chống nóng , cầm máu, chống stress, tai tạo lại tế bào gan thận…


Xem thêm: Bệnh viêm ruột hoại tử trên gà
Xem thêm: thuốc thú y Licomycine
ANICARE- Thuốc tốt của nhà nông



