Bệnh CRD hay bệnh hen gà do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra. Khi vi khuẩn xâm nhiễm vào cơ thể sẽ gây khó thở, thở khò khè (giống như người bị hen nên thường gọi là bệnh hen gà). Bệnh làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh
Nội dung chính
1.Đặc điểm chung của bệnh hen gà
Do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra. Khi vi khuẩn xâm nhiễm vào cơ thể sẽ gây khó thở, thở khò khè (giống như người bị hen nên thường gọi là bệnh hen gà).
Tỉ lệ chết không cao nhưng gây thiệt hại kinh tế rất lớn:
- Gà đẻ giảm sản lượng trứng, gà thịt giảm trọng lượng nhanh
- Gà hay bị nhiễm trùng kế phát nên tình trạng bệnh càng nghiêm trọng
- Thường lây lan nhanh trong đàn, tỷ lệ mắc bệnh rất cao
- Bệnh lây truyền dọc từ gà bố mẹ sang gà con qua trứng, đây là con đường lây bênh nguy hiểm đối với các trang trại gà giống.
- Bệnh lây truyền qua dụng cụ chăn nuôi, công nhân chăm sóc, sự tiếp xúc giữa gà bệnh với gà khỏe… Đặc biệt ở môi trường ẩm, nhiều NH3, H2S, khí độc, bụi từ phân chất độn chuồng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bệnh nổ ra khi có sự thay đổi của thời tiết đột ngột, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng thay đổi hoặc kế phát bệnh khác.
- Bệnh thường ghép với bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm, bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, gumboro, …
2. Triệu chứng của bệnh hen gà
- Gà kém ăn, lông xơ xác, sút cân nhanh
- Khó thở, vươn cổ để thở
- Chảy nước mũi, sưng phù mắt, sưng đầu
- Viêm khớp, sưng khớp, què
- Giảm tỷ lệ đẻ
- Gà thịt hay mắc ở 4 – 7 tuần, gà giống hay mắc ở 9 – 10 tuần
- Gà trưởng thành và gà đẻ: chảy nước mũi, thở khò khè, ăn ít, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng nhưng vẫn duy trì ở mức độ thấp.
- Gà thịt: xảy ra giữa 4-8 tuần tuổi với triệu chứng nặng hơn so với các loại gà khác với các triệu chứng: Khò khè, chảy nước mũi, ho, sưng mặt, sưng mí mắt, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, tiêu thụ thức ăn giảm, gà ủ rủ, sưng khớp- què, phân lỏng màu trắng xanh và chết sau 3-4 ngày, số còn lại chậm lớn
3. Bệnh tích bệnh hen gà
Xoang mũi chứa dịch nhày và chất bã đậu màu vàng xám
- Khí quản viêm đỏ, có nhiều chất bã đậu màu vàng xám
- Thành túi khí viêm dày, thô nhám
- Do nhiễm E.coli kế phát nên màng bao tim, màng gan… viêm dày màu vàng xám
- Phổi viêm màu đỏ sẫm



4, Phòng bệnh hen gà
- Chọn mua giống từ các cơ sở uy tín, rõ nguồn gốc
- Cải thiện môi trường chăn nuôi định kì phun thuốc tẩy trùng, thay chất độn chuồng
- Máng ăn, máng uống phải được vệ sinh định kỳ, kiểm tra lại chất lượng thức ăn, tránh ẩm mốc.
- Có chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng cho đàn gà, không bỏ đói gà trong thời gian dài
- Hạn chế gây các tác nhân stress cho con vật, sử dụng thuốc tuân thủ chỉ định của bác sĩ thú y
5, Điều trị bệnh hen gà
a/ Dùng thuốc diệt vi khuẩn gây bệnh:
- Colimox S500
- Amoxi One 80%
- Tilmicosin 25%
b/ Dùng thuốc giảm dịch viêm:
- Bromhexine giúp long đờm
- Kết hợp Tinh dầu Aerforte giúp giảm ho long đờm
c/ Dùng thuốc bồi bổ cơ thể và tăng cường giải độc:
ANICARE – Thuốc tốt của nhà nông
——————————————————————————————————



