Nhận biết Bệnh viêm khí quản truyền nhiễm ( ILT ) ở gà

Bệnh Viêm khí quản truyền nhiễm ( ILT ) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với mức độ lây lan rất nhanh trong đàn. ILT xảy ra trên tất cả các loại gia cầm bao gồm: gà tây, gà thả vườn, ngỗng, chim….cũng có nguy cơ ghi nhận nhiễm bệnh nhưng độ trầm trọng không cao. Bệnh gây viêm đường hô hấp chủ yếu ở khí quản và thanh quản, làm cho gà thở khó, thở khò khè rồi chết do dịch viêm đóng trong khí quản.

Nội dung chính

1. Đặc điểm của bệnh Viêm khí quản truyền nhiễm ( ILT ) ở gà

  • Bệnh do Herpes virus gây ra, được biểu hiện đặc trưng bởi những tổn thương trên đường hô hấp.
  • Bệnh có thời gian ủ bệnh từ 2- 12 ngày và kéo dài trong 6- 12 ngày.
  • Mọi giống gà đều có thể lây nhiễm, thường nổ ra ở giai đoạn từ 4 đến 14 tuần tuổi mặc dù ở mọi lứa tuổi đều mẫn cảm
  • Tuy không lây sang người nhưng  virus có thể bám trên quần áo, dụng cụ chăn nuôi để lâylan nhanh chóng.
  • Tỉ lệ bệnh lên tới 50% đến 70% và tỉ lệ chết chỉ 10 – 20%
  • Nguồn lây bệnh là các gia cầm bệnh và chim di trú – đây là động vật mang trùng dai dẳng nhất (có thể mang vi-rút ILT đến 1 – 2 năm).
Bệnh do Herpes virus gây ra

Sức sống của virus gây bệnh:

  • Virus có thể sống và hoạt tính mạnh khi đông lạnh, ở 55 độ C virus có thể tồn tại 10 – 15 phút, ở 38 độ C virus  tồn tại 44h,  và ở 370C virus có thể tồn tại 48h và dễ bị diệt bởi ánh sáng mặt trời.
  • Dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng

2. Triệu chứng bệnh Viêm khí quản truyền nhiễm ILT ở gà

Khi gà mắc bệnh thường biểu hiện những triệu chứng sau:

  • Gà có dấu hiệu suy hô hấp nặng, và sổ mũi
  • Gà kéo dài cổ ra để thở, sau đó chết (do dịch nhầy tích tụ trong khí quản làm nghẹt thở).
  • Niêm mạc, da màu xanh tím do thiếu oxy máu
  • Xuất huyết chảy dịch đến viêm có sợi huyết trên đường hô hấp, thường biểu hiện ở phần thanh – khí quản.
  • Trong thể màng kết của bệnh ILT, thường thấy mắt gà bệnh ướt, chảy nước mắt và phù xoang dưới mắt
  • Gia cầm bị bệnh thường ho, khó thở và âm rale
  • Với biểu hiện đầu và cổ duỗi thẳng về phía trước và hướng lên trên trong khi hít thở
  • Tỷ lệ % chết thấp và nếu chết là do không thở được
Gà kéo dài cổ ra để thở
Thường thấy mắt gà bệnh ướt, chảy nước mắt và phù xoang dưới mắt
Gà có dấu hiệu suy hô hấp nặng

3. Bệnh tích bệnhViêm khí quản truyền nhiễm ILT ở gà

  • Có thể tìm thấy màng màu tía ở gà đã chết, không có dấu hiệu thần kinh
  • Gà đẻ trứng giảm tỷ lệ đẻ từ 10 – 50% và trở lại bình thường khoảng 3 – 4 tuần sau
  • Bệnh lây lan chậm hơn các bệnh như Newcastle (ND) và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
  • Giai đoạn mới của bệnh (1-3 ngày ), niêm mạc khí quản  viêm và xuất huyết đỏ, mổ ra thấy dịch nhầy lẫn máu.
  • Sau 4-7 ngày lớp tế bào biểu mô bong ra giống như chất bã đậu trắng vàng đóng thành cục dài, làm nghẹt đường hô hấp.
  • Túi khí có thể bị viêm nếu như bệnh kéo dài và có ghép Mycoplasma hay E.coli.
  • Bệnh tích điển hình là sự xuất huyết điểm ở khí quản, thường 1/3 phía trên, đường hô hấp có nhiều dịch nhầy màu vàng.
Niêm mạc khí quản  viêm và xuất huyết đỏ, mổ ra thấy dịch nhầy lẫn máu.

4. Phòng bệnh Viêm khí quản truyền nhiễm ILT ở gà

  • Phòng bệnh luôn là ưu tiên hàng đầu, do đó đầu tiên Anicare sẽ hướng dẫn bạn cách phòng ngừa bệnh viêm khí quản truyền nhiễm ở gà (ILT).
  • Có 2 biện pháp để phòng bệnh ILT đó là sử dụng vacxin và áp dụng phương pháp an toàn sinh học
Phòng bệnh bằng vacxin:
  • Sử dụng vacxin phòng bệnh là giải pháp tối ưu nhất, an toàn nhất.
  • Có thể sử dụng 1 số loại vacxin sau: Medivac ILT, Intervet ILT
  • Sử dụng thêm các chất bổ trợ, vitamin hoặc điện giải để tăng sức đề kháng và giảm stress cho đàn.

Biện pháp an toàn sinh học

  • Chuồng trại phải luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát và cách ly xa khu dân cư
  • Kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện vận chuyển ra vào khu chăn nuôi
  • Không nên nuôi quá nhiều vật nuôi trong trại để tránh lây lan bệnh tật
  • Thực hiện nguyên tắc chăn nuôi cùng vào – cùng ra
  • Vệ sinh, sát trùng chuồng trại định kì tuần 2 lần bằng cácchất sát trùng như: vôi bột, cồn iodine
  • Bố trí đầy đủ chuồng nuôi cách ly khi đàn vật nuôi có con bị mắc bệnh
  • Có  hố sát trùng ở cổng trại và các hố sát trùng tại mỗi dãy chuồng nuôi.

5. Điều trị bệnh Viêm khí quản truyền nhiễm ILT ở gà

  • Bệnh do virus gây ra nên vẫn chưa có thuốc đặc trị, khi gà mắc bệnh nên điều trị triệu chứng, chống vi khuẩn kế phát, tăng cường sức đề kháng cho gà.

– Điều trị triệu chứng:

  • Sử dụng các thuốc hạ sốt, long đờm làm giãn phế quản Bromhexin, Tinh dầu Aeroforte, Paracetamol
  • BROM – MENTHOL Tinh dầu thảo dược
    BROM- MENTHOL Long đờm, giảm hen, điều trị hô hấp
    Tinh dầu Aeroforte hỗ trợ phòng bệnh hen, hô hấp

– Điều trị kế phát:

  • Khi gà đã bị mắc bệnh ILT thì cũng rất dễ kế phát các bệnh khác như: hen (CRD) hen ghép (CCRD), Coryza, tụ huyết trùng, tiêu chảy phân xanh, phân trắng… Để điều trị, các bạn có thể sử dụng:
  • Kháng sinh phổ rộng để điều trị bội nhiễm: Flo-  Doxy, Cefalexin hoặc timilcosin..

 

Flodoxy
timi 250
Bcomplex – one
Bio lactomin
Gluco KC – điện giải thảo dược
Anitoxin – liquid

Có thể bạn quan tâm