Bệnh Tụ huyết trùng heo là bệnh thường gặp khi lợn có sức đề kháng kém kết hợp với thanh đổi thời tiết thất thường gây ảnh hưởng không nhỏ cho ngành chăn nuôi. Bà con cần hiểu đúng, hiểu rõ về bệnh tụ huyết trùng trên heo để từ đó đưa ra các phương pháp chẩn đoán, điều trị đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hãy cùng các chuyên gia của Anicare tìm hiểu về bệnh tụ huyết trùng trên heo nhé
Nội dung chính
1. Mầm bệnh gây ra tụ huyết trung trên heo
- Thường xảy ra khi giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường hoặc khi chuồng trại không đạt tiêu chuẩn…
- Do sự phát triển, xâm chiếm và gây những tổn thương ở phổi của vi khuẩn Pasteurella multocida
- Bệnh tiến triển nhanh, thể cấp tính nặng, sốt cao, viêm phổi, có thể viêm màng phổi, rối loạn hô hấp, bại huyết và nhiều trường hợp lợn chết đột ngột
- Là 1 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở heo, tiềm ẩn như ổ dịch…bệnh gặp ở khắp trên thế giới với mọi thời tiết và mọi điều kiện chăn nuôi

2. Nguyên nhân gây ra tụ huyết trùng trên heo
- Do 1 vi khuẩn có tên Pasteurella multocida gây ra là vi khuẩn gram âm, khá bền vũng trong môi trường tự nhiên, các chất sát trùng thông thường dễ tiêu diệt vi khuẩn
- Vi khuẩn thường có trong niêm mạc mũi, hạch Amidal, trong môi trường bất lợi thay đổi thời tiết hoặc do các yếu tố kế phát, bệnh lý nền, có thể là nguyên nhân trực tiếp phát triển bệnh hoặc do cơ thể suy nhược, mất cân bằng hệ thống vi sinh vật có lợi
- Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, lây lan theo đường tiêu hóa là chính, ngoài ra còn qua hô hấp( nhất là đường hô hấp trên ) Sự xâm nhập càng dễ dàng hơn khi niêm mạc bị tổn thương
- Bệnh lan truyền trực tiếp từ con mang mầm bệnh sang con khỏe qua đường thức ăn , nước uống, chuồng trại vệ sinh kém
- Bênh hay gặp đối với gia đoạn lợn vỗ béo, lợn có tiềm ẩn bệnh lý suyễn và thường kết hợp với viêm phổi, viêm teo mũi truyền nhiễm
Xem thêm chi tiết các loại bệnh ở heo và các chữa trị: Phòng và điều trị bệnh ở Heo
3. Triệu chứng lâm sàng bệnh tụ huyết trùng trên heo
- Thời gian ủ bệnh từ 6 đến 48 giờ bệnh thường thấy ở 3 thể là: thể quá cấp, thể cấp tính và thể mạn tín
a. Thể quá cấp
Bệnh tiến triển rất nhanh, heo chết đột ngột.
- Heo sốt cao 41 – 42°C
- Run rẩy, bỏ ăn và nằm lỳ một chỗ; da đỏ rực đến tím tái thành từng mảng lớn; heo thở hổn hển thể bụng rất khó khăn, đối lúc ho, nước mũi chảy ra. Trường hợp nặng,heo thở bằng miệng và toàn thân tím tái.
- Trong niêm mạc mũi chứa dịch nhầy lẫn bọt khí
- Heo nhiễm khuẩn huyết và chết nhanh sau 12-36 giờ

b. Thể cấp tính
- Heo bị sốt, khó thở nhưng biểu hiện nhẹ hơn thể quá cấp tính
- Hầu bị sưng, má phị do tụ huyết trùng heo gây ra
- Mũi họng có chảy nước, ho khan từng tiếng
- Da xuất hiện nhiều vệt tím đỏ
- Khi bị Tụ huyết trùng heo thường mắc kèm theo tình trạng viêm phổi, viêm màng phổi , viêm màng phổi dính sườn khó biểu hiện
c. Thể mạn tính
- Ngoài những biểu hiện trên thể quá cấp và cấp tính còn có thêm biểu hiện viêm khớp ở 2 chi sau khến con vật đi lại tập tễnh, khó khăn
- Viêm phổi và viêm phế quản mạn tính
Tham khảo: [ Bệnh Ecoli trên heo và phác đồ điều trị ]
4. Bệnh tích của tụ huyết trùng ở heo
- Toàn thân xuất huyết nặng thành từng mảng, tím bầm trên da và các phủ tạng
- Da ở kheo chân, bụng, ngực xuất hiện nhiều vết, mảng đỏ sẫm, tím bầm
- Đối với phổi sưng húp, đỏ rực, cắt đôi lá phổi có hình vân đá hoa nhất là ở thùy trước và thùy hoành. Mặt cắt phổi thả vào nước thì chìm xuống do chắc đặc bọt khí
- Các ông khí quản có rất nhiều bọt khí
- Các hạch lâm ba thường hay xuất huyết


5. Chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng ở heo
- Dựa vào dịch tễ, nếu là vùng dịch tụ huyết trùng cũ, bệnh xảy ra lác đác chứ không ồ ạt như dịch tả lợn.
- Dựa vào triệu chứng, thể cấp tính lợn bệnh chết nhanh, xuất huyết dưới da, viêm phôi nặng.
- Bệnh thường mắc đối với heo con trên 3 tháng tuổi
- Nếu heo mắc bệnh hoặc cả đàn có 1 con mắc bệnh phải dùng thuốc trộn có thành phần Amoxicillin, Gentamycin, Ampicillin, hoặc Streptomycin trộn vào thức ăn
- Hoặc sử dụng các loại thuốc tiêm có thành phần như trong thuốc trộn
6. Phòng bệnh tụ huyết trùng cho heo
Đối với lợn thịt phải làm 2 mũi vacxin bệnh Tụ Huyết Trùng vào
- Mũi 1: vào 30 ngày tuổi
- Mũi 2: vào 60- 70 ngày tuổi
Khuyến cáo bà con nên sử dụng vacxin chết vì sử dụng vacxin đông khô 1000 liều vẫn có 1 liều xảy ra

Nếu biết heo đã mắc bệnh tuyệt đối không được tiêm vacxin cho heo
Tiến hành phòng bệnh tổng hợp bằng các ông tác vệ sinh thú y. Bổ sung 1 số vitamin vào thức ăn , đặc biệt vào những khi thời tiết giao mùa để tăng cường sức đề kháng tự nhiên
7. Phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng ở heo
Phát hiện càng sớm càng tốt, cách ly con vật bệnh ra khỏi ô chuồng nuôi
Tuân thủ nghiêm ngặt công tác an toàn sinh học rắc vôi bột thường xuyên ít nhất 2 lần/ tuần. Phun sát trùng định kì trong chuồng nuôi ít nhất 2 lần/ tuần
Có thể dùng một số thuốc đặc trị bệnh tụ huyết trùng ở lợn như Amoxicillin, Gentamycin, Ampicillin, hoặc Streptomycin …liều theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Kết hợp bổ sung vitamin, bcomplex, men tiêu hóa để làm tăng sức đề kháng, trợ sức, trợ lực cho heo.
Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi và môi trường xung quanh.
Bà con có thể tham khảo 1 trong các phác đồ sau:
- Tiêm Hamogen hoặc Gentamoc với liều 1ml/10kg thể trọng tiêm liên tục trong 3- 5 ngày
- Đối với cám trộn Coli 4800 và trong thức ăn theo hướng dẫn của bao bì sản xuất
- Ngoài ra có thể bổ sung Gluco K + C điện giải thảo dược, Bcomplex, Men Biolactomin trộn vào thức ăn hoặc nước uống theo chỉ dẫn của bao bì sản xuất