Bệnh nấm diều ở gà và cách điều trị hiệu quả

Nấm diều là căn bệnh không hiếm gặp trong chăn nuôi gia cầm, tuy nhiên đôi khi hay bị nhầm lẫn với các căn bệnh hô hấp, tiêu hoá khác dẫn đến dùng kháng sinh điều trị không hiệu quả. Hôm nay các bạn cùng Thuốc thú y Anicare tìm hiểu bệnh nấm diều ở gà nhé

Nội dung chính

1. Mầm bệnh gây nên nấm diều ở gà.

  • Bệnh nấm diều ở gà do một loại nấm men có tên là Candida albicans gây ra, các loại nấm men này có mặt sẵn trong đường tiêu hóa của gà nhưng không gây bệnh.
  • Nấm Candida tồn tại thường trực trong đường tiêu hoá (miệng, diều, thực quản) và ở ngoài môi trường, khi sức đề kháng của gà bị suy giảm, nấm Candida sẽ nhân lên và gây bệnh.
  • Tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết thường thấp

Các nguyên nhân làm suy giảm miễn dịch hay là yếu tố thuận lợi cho Candida albicans phát triển và nhân lên trong cơ thể:

  • Gà bị bỏ đói quá lâu, trong diều không có thức ăn
  • Vện sinh kém: Trong dụng cụ chứa thức ăn, nước uống không được vệ sinh tốt, nguy cơ nhiễm nấm từ bên ngoài vào cơ thể gà
  • Kế phát từ 1 số bệnh đường tiêu hóa
  • Do thức ăn bị nhiễm nấm mốc, để lâu ngày đã hỏng
  • Do thiếu vitamin A
  • Do suy dinh dưỡng
  • Stress nhiệt trong khi vận chuyển hoặc do môi trường nuôi dưỡng kém chất lượng
  • Do trộn khánh sinh với thức ăn hoặc nước uống trong thời gian dài làm phát triển nấm trong đường tiêu hóa.
Hình đại diện nấm diều ở gà
Hình đại diện nấm diều ở gà

2. Biểu hiện của bệnh nấm diều ở gà:

  • Gà tiêu hóa thức ăn kém, thải phân sống
  • Ủ rũ, giảm ăn, thức ăn trong diều bị nén chặt lại
  • Gà nôn ọc ra chất nhầy hôi thối, có mùi chua.
  • Hơi thở có mùi hôi, rất chua do Nấm làm lên men thức ăn
  • Diều căng phồng, chứa nhiều nước, có mùi hôi chua
  • Có mảng trắng ngà bám ở trong xoang miệng gà
    Bệnh nấm diều ở gà
    Trong niêm mạc xoang miệng có nốt nấm. Diều căng phồng chưa đầy nước mùi chua.

3. Bệnh tích bệnh nấm diều ở gà:

  • Diều to, tích nhiều nước, có mùi chua
  • Niêm mạc miệng, diều, thực quản, ruột phủ màng giả, loét hoặc xuất hiện các nốt nấm màu trắng
  • Niêm mạc dạ dày cơ xuất hiện vết loét
bệnh nấm diều ở gà
Niêm mạc nhiều phủ màng giả, chứa các nốt nấm màu trắng
Các nốt Nấm màu trắng, màu vàng sần lên

4. Phòng và điều trị bệnh nấm diều ở gà:

a. Phòng bệnh

  • Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, với gà úm không sử dụng trấu ẩm mốc, luôn đảm bảo chuồng nuôi thông thoáng, định kì phun thuốc diệt nấm mốc
  • Máng ăn, máng uống phải được vệ sinh định kỳ, kiểm tra lại chất lượng thức ăn, tránh ẩm mốc.
  • Có chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng cho đàn gà, không bỏ đói gà trong thời gian dài
  • Hạn chế gây các tác nhân stress cho con vật, sử dụng thuốc tuân thủ chỉ định của bác sĩ thú y
  • Xử lý nguồn nước: Dùng Kanters Acid Ca/ P hỗ trợ xử lý đường nước. Mùa hè trong đường nước hay có các loại vi khuẩn ( Ecoli, Salmonella..) và các loại nấm mốc. Sản phẩm ức chế sự phát triển của các tác nhân có hại ảnh hưởng đến con vật

b. Điều trị

Diệt nấm trong cơ thể gà , tăng cường giải dộc gan thận và tăng sức đề kháng cho con gà

  • Dùng thuốc kháng nầm Nystatin hoặc Ketoconazole. Nystatin dùng iên tục 7 ngày hoặc Ketoconazole dùng liên tục 10-15 ngày
  • Dùng MEN BIOLACTOMIN trộn vào thức ăn liên tục 1 tuần
  • Tăng cường sưc đề kháng, nâng cao thể trạng cho con vật dùng BCOMPLEX- ONE
  • Giải độc gan thận: Dùng ANITOXIN LIQUID

ANICARE –  Thuốc tốt của nhà nông

———————————————-
Các trang trại cần tư vấn có thể liên hệ với chúng tôi qua:
Công ty Cổ phần dược thú y Anicare
🏠 Địa chỉ: Số 171/101 Nguyễn Xiển – Q Thanh xuân – TP Hà Nội
📞 Hotline: 0937. 55 66 96

Có thể bạn quan tâm