7 lý do khiến gà giảm đẻ và giải pháp !

Đối với những nhà chăn nuôi gà sinh sản thì hiện tượng “Giảm đẻ” là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Những yếu tố gây giảm đẻ trên gà không chỉ làm giảm năng suất, chất lượng trứng, mà có thể làm hao hụt đầu con, gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi. Khi đàn gà có hiện tượng giảm đẻ người chăn nuôi cần xác định đúng nguyên nhân để có biện pháp can thiệp kịp thời, đạt hiệu quả cao. Dưới đây là một số yếu tố gây giảm đẻ trên gà sinh sản:

Nội dung chính

1. Chế độ dinh dưỡng chưa cân đối:

Gà cần một chế độ ăn đầy đủ và cân bằng để duy trì cơ thể và sản xuất trứng mỗi ngày. Mỗi quả trứng gà có chứa 1 lượng lớn protein và năng lượng, và thức ăn của gà mái đẻ cũng phải chứa phần lớn 2 thứ đó. Chế độ dinh dưỡng có chứa ít năng lượng hoặc mất cân bằng axit amin dễ làm cho gà giảm đẻ. Sự mất cân bằng của Ca và P sẽ cản trở sự hấp thu và làm giảm sản lượng trứng, vỏ trứng sẽ biến dạng, vỏ mỏng và tỉ lệ ấp nở giảm

Lượng muối cung cấp vào thức ăn không phù hợp cũng là nguyên nhân dẫn tới việc tụt giảm sản lượng trứng

Lượng nước phải luôn đảm bảo số lượng 250ml/ con, luôn sạch và mát 26 độ C

2. Stress:

Một trong những yếu tố khiến gà giảm đẻ, chất lượng trứng kém là bị stress do:

  • Thay đổi thời tiết
  • Thay chất độn chuồng
  • Thay đổi thức ăn cho con vật
  • Vận chuyển đàn
  • Mật độ chuồng nuôi đàn gà quá nhiều
  • Cho uống thuốc bổ, thuốc bệnh quá liều quy định
  • Tiếng ồn xung quanh chuồng nuôi

3. Nhiệt độ môi trường và thời gian chiếu sáng cho gà:

Nhiệt độ thích hợp để gà sinh sản là từ 21 – 25 độ C. Nếu nhiệt độ thấp hơn thì gà sẽ ăn nhiều, năng suất trứng không giảm nhưng tiêu tốn thức ăn sẽ tăng lên. Ngược lại, khi nhiệt độ tăng lên 27 độ C năng suất trứng giảm nhẹ, nếu nhiệt độ lên 30 độ C thì năng suất trứng giảm nhanh, trọng lượng trứng giảm nhiều

Ánh sáng có tác động tới cơ chế sinh tổng hợp các hoocmon sinh dụctham gia vào quá trình phát triển trứng, trúng chín, rụng trứng, hình thành quả trứng hoàn chỉnh và đẻ trứng. Vì vậy nên duy trì thời gian chiếu sáng cho gà 16 giờ/ ngày với cường độ như sau:

  • Từ 4 – 6 giờ sáng: Dùng ánh sáng đèn
  • Từ 6 – 18 giờ : Dùng ánh sáng tự nhiên
  • Từ 18 – 20 giờ: Dùng ánh sáng đèn

4. Tập tính ấp trứng của gà mái:

Ấp trứng là tập tính tự nhiên của gà mái mẹ. Việc không thu gom trứng hàng ngày dẫn đến gà muốn ấp và giảm đẻ. Thực tế này hay gặp ở gà nuôi chăn thả tự nhiên.

Tính đòi ấp phụ thuộc vào giống, tình trạng sức khoẻ và chế độ nuôi dưỡng. Những giống gà địa phương thân hình nhỏ, hướng trứng như gà Ri, ngỗng Sen thường có tính đòi ấp cao

Gà đòi ấp sẽ ngưng đẻ để chỉ tập trung vào việc ấp trứng (một ổ khoảng 12 quả)

5. Hiện tượng thay lông:

Khoảng 5 tháng từ khi bắt đầu đẻ gà mái sẽ thay lông, thường thay lông khi trời chuyển mùa. Trong quãng thời gian thay lông, sản lượng trứng tụt giảm vì gà mái cần dinh dưỡng để mọc lớp lông mới. Tuy nhiên sau đó Gà sẽ đẻ lại đạt hiệu suất cao, chất lượng trứng cũng tốt hơn.

Gà thay lông ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

 

6. Tuổi tác sinh sản:

Thông thường Gà ta bắt đầu sản xuất trứng từ 24-26 tuần tuổi,còn các giống gà như Tam Hoàng,Lương Phượng…thì đẻ sớm hơn. Gà công nghiệp hướng trứng bắt đầu đẻ lúc 20 tuần tuổi. Gà mái đã quá già và hết khả năng đẻ trứng thì cần loại thải

7. Bệnh lý ảnh hưởng tới khả năng sinh sản:

Các bệnh làm giảm chất lượng trứng và sản lượng trứng như: Cúm gia cầm, Tụ huyết trùng, Bệnh Marek, Viêm phế quản truyền nhiễm…. Các bệnh này gây nên các bệnh lý trên cơ quan sinh sản của con gà như: buồng trứng và ống dẫn trứng bị teo nhỏ, trứng non không phát triển, tử cung bị teo hoặc viêm…

Hình ảnh ống dẫn trứng bị teo,trứng non không phát triển

 

8. Giải pháp giúp tăng năng suất sinh sản ở gà:

Có rất nhiều nguyên nhân gây giảm đẻ ở gà.Trong quá trình chăn nuôi, người chăn nuôi cần theo dõi chặt chẽ tình hình đàn gà. Khi có hiện tượng giảm sản lượng và chất lượng trứng thì cần tìm ra nguyên nhân kịp thời xử lý. Một trong số các giái pháp hiệu quả nhất mà Anicare đưa đến bà con chăn nuôi đó là các sản phẩm bổ sung khoáng, Photpho, Acid hữu cơ vào thức ăn và nước uống giúp tăng chất lượng trứng, tăng tỉ lệ đẻ và ấp nở như sau:

a. Calphor Vet- Dạng dung dịch Canxi Plus https://anicare.com.vn/ket-qua/thuoc-bo,thuoc-thu-y-noi/calphor-vet/

Sản phẩm Calphor Vet

  b.  Kanter Acid Ca/ P: Xuất xứ từ HÀ Lan ( https://anicare.com.vn/ket-qua/thuoc-bo,thuoc-thu-y-ngoai/kanters-acid-ca-p/ )

Kanter acid Ca/ P

Ngoài ra để phòng bệnh người chăn nuôi cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại, quản lý chặt chẽ chất lượng thức ăn, nước uống cho gà

Bổ sung vitamin, khoáng, men tiêu hóa trong thức ăn hoặc nước uống vào những thời điểm nhạy cảm như stress, thời tiết thay đổi và giai đoạn gà đẻ đỉnh cao để tăng sức kháng bệnh, duy trì sức khỏe và khả năng sản xuất trứng cho gà

ANICARE – THUỐC TỐT CỦA NHÀ NÔNG

———————————————-

📞📞📞Các trang trại cần tư vấn có thể liên hệ với chúng tôi qua:
Công ty Cổ phần dược thú y Anicare
🏠 Địa chỉ: Số 171/101 Nguyễn Xiển – Q Thanh xuân – TP Hà Nội
📞Hotline: 0937. 55 66 96

 

Có thể bạn quan tâm